NGƯỜI GIÀU CHÚ TRỌNG VÀO TỔNG TÀI SẢN
NGƯỜI NGHÈO CHÚ TRỌNG VÀO THU NHẬP TỪ VIỆC LÀM
Người giàu hiểu rất sự khác biệt khổng lồ giữa thu nhập từ việc làm và tổng tài sản. Thu nhập từ việc làm là yếu tố quan trọng, nhưng chỉ là một trong những yếu tố làm nên tổng tài sản của bạn:
1. Thu nhập.
Thu nhập tồn tại dưới hai hình thức: thu nhập từ việc làm và thu nhập thụ động.
Thu nhập từ việc làm là số tiền bạn kiếm được từ thực tế, bao gồm lương, nếu bạn là người làm công, hoặc các khoản lợi nhuận hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nếu bạn là chủ doanh nghiệp. Thu nhập từ việc làm đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và công sức. Đây là khoản thu nhập quan trọng, vì không có nó thì bạn hầu như không đến với ba yếu tố kia được.
Có thể ví thu nhập từ việc làm như cách chúng ta đổ đầy" chiếc phễu tài chính" của mình vậy. Khi mọi chi tiết và giá trị tương đương nhau, thì khi ngồn thu nhập từ việc làm cảu bạn càng nhiều, bạn càng có điều kiện thuận lợi để tiết kiệm và đầu tư. Dù đóng vai trò chủ chốt, nhưng thu nhập này cũng chỉ có giá trị như một phần của toàn bộ phương trình tổng tài sản nêu trên.
Đáng tiếc là người nghèo và nhiều người thuộc giới trung lưu chỉ chú trọng vào thu nhập từ việc làm mà xem nhẹ các yếu tố còn lại.
Thu nhập thụ động là số tiền bạn kiếm được mà không phải thật sự bỏ sức lao động. Chúng ta sec thảo luận chi tiết hơn về thu nhập thụ động ở phần sau, còn bây giờ hãy coi đó như một nguồn thu nhập khác cùng chảy vào " chiếc phễu tài chính", là thu nhập mà sau đó có thể sử dụng để chi tiểu, tiết kiệm và đầu tư.
2. Tiền tiết kiệm.
Cũng là một thành phần thiết yếu của tổng tài sản. Bạn có thể kiếm được những khoản tiền lớn, nhưng nếu bạn không giữ lại được chút ít từ số tiền này, thì bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có. Nhiều người lập kế hoạch tài chính trong tâm thức nhưng chỉ hướng đến việc tiêu xài. Bao nhiêu tiền làm ra, họ đều tiêu sạch. Họ chọn sự thỏa mãn nhất thời, chứ không phải sự cân đối tài chính dài hạn.
3. Các khoản đầu tư.
Bắt đầu để dành được một phần kha khá trong thu nhập của mình, bạn có thể tiến tới giai đoạn tiếp theo là làm cho số tiền của bạn tăng lên thông qua các kênh đầu tư khác nhau. Nói chung bạn càng thành công trong lĩnh vực đầu tư, thì số tiền bạn có càng tăng nhanh hơn và sản sinh ra một tài sản lớn hơn. Người giàu luôn dành thời gian và công sức để tìm hiểu về hoạt động đầu tư và nghiêm cứu, phân tích các vụ đầu tư. Họ tự hào mình là nhà đầu tư tuyệt vời, hoặc ít nhất là thuê được các nhà đầu tư tuyệt vời để giúp quản lý và đầu tư số tiền của họ. Người nghèo nghĩ đầu tư là lĩnh vực chỉ dành cho người giàu. Họ không bao giờ để tâm tìm hiểu về hoạt động đầu tư và kết quả là họ không bao giờ thoát khỏi cảnh bần cùng. Ban thấy đấy, mọi yếu tố trong phương trình tổng tài sản đều quan trọng.
4. Sự " đơn giản hóa"
Thành phần thứ tư trong tổng tài sản của chúng ta là " chú ngựa đen" trên bàn cờ, bởi hiếm có người nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc tạo nên sự thịnh vượng. Đó là thành phần "đơn giản hóa". Yếu tố này song hành với việc tiết kiệm, nhờ đó bạn có thể chủ động tạo ra một cách sống mà bạn không cần tiêu tốn quá nhiều tiền. Bằng cách cắt giảm hoejp lý chi phí sinh hoạt. Bạn sẽ làm cho số tiền đó tăng lên và như thế số tiền trong quỹ dành để đầu tư cũng tăng theo.
Thành phần thứ tư trong tổng tài sản của chúng ta là " chú ngựa đen" trên bàn cờ, bởi hiếm có người nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc tạo nên sự thịnh vượng. Đó là thành phần "đơn giản hóa". Yếu tố này song hành với việc tiết kiệm, nhờ đó bạn có thể chủ động tạo ra một cách sống mà bạn không cần tiêu tốn quá nhiều tiền. Bằng cách cắt giảm hoejp lý chi phí sinh hoạt. Bạn sẽ làm cho số tiền đó tăng lên và như thế số tiền trong quỹ dành để đầu tư cũng tăng theo.
"Quy tắc Thịnh Vượng số 29: Thước đo chính xác của sự giàu có là tổng tài sản, chứ không phải thu nhập từ việc làm."