NGƯỜI GIÀU QUẢN LÝ TIỀN CỦA HỌ RẤT GIỎI
NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT QUẢN LÝ TIỀN CỦA HỌ
Vậy bạn quản lý tiền của mình như thế nào? Một số quan điểm
cơ bản để bắt đầu quản lý số tiền của mình.
Bạn hãy mở một tài khoản ngân hàng và đặt tên là tài khoản
Tự do tài chính và bỏ vào đó 10% của mỗi đô-la bạn nhận được ( sau thuế). Số tiền
này chỉ được sử dụng cho các vụ đầu tư, nghĩa là mua hay tạo ra các dòng tiền
thu nhập thụ động. Vai trò như một” con gà vàng đẻ trứng vàng” và sẽ cho ra đời
những quả trứng lợi nhuận.
Khi nào bạn có thể sử dụng số tiền này? Không bao giờ!
Tài khoản này không bao giờ được sử dụng để chi tiêu, mà chỉ để đầu tư. Có thể
đến lúc bạn về hưu, bạn mới bắt đầu có thể sử dụng thu nhập từ quỹ này, nhưng bạn
cũng không bao giờ được dùng tới số vốn gốc. Làm như vậy, số vốn của bạn cứ tiếp
tục tang lên và bạn sẽ không bao giờ lo sẽ rơi vào cảnh túng thiếu cả.
Dù bạn đang vay mượn hay chỉ kiếm ra vài đô-la mỗi tháng,
bạn vẫn phải quản lý số tiền ấy, vì ở đây không chỉ có nguyên tắc của thế giới “
vật chất”, mà còn cả những nguyên tắc tinh thần. Điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến
một khi bạn chứng tỏ với vũ trụ rằng bạn có thể quản lý nguồn tài chính của
mình một cách hiệu quả.
Bên cạch việc mở tài khoản tự do tài chính, bạn nên có một
ống tiết kiệm trong nhà và hàng ngày bỏ tiền vào đó. Đó có thể là 10 đô-la, 5
đô-la, 1 đô-la, một xu,hay mấy đồng tiền tiêu vặt của bạn. Số tiền không quan trọng
bằng thói quen của bạn. Bí quyết ở đây là bạn chú tâm hướng tới mục tiêu trở
nên Tự do tài chính. Mỗi ngày, mỗi ngày. Mọi thứ sẽ thu hút thứ giống nó. Tiền
bạc sẽ thu hút tiền bạc. Hãy để cho ống tiết kiệm của bạn trở thành thỏi nam
châm ngày càng hút tiền hơn và cả các cơ hội để giúp bạn được Tự do về tàichính.
Một trong những bí quyết lớn nhất để quản lý đồng tiền là
sự cân đối. Một mặt, bạn muốn để dành thật nhiều tiền để đầu tư và kiếm được
nhiều tiền hơn nữa. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% khác từ thu nhập của bạn vào một “
Tài khoản Hưởng thụ”. Tại sao vậy? Bởi con người là một thể thống nhất. Bạn
không thể tác động lên một phần cuộc sống mà không làm ảnh hưởng đến những phần
khác. Một số người cứ mãi miết để dành, để dành, để dành, và đến khi phần trách
nhiệm và lý trí đã được toại nguyện thì phần nội tâm lại không thỏa mãn. Cuối
cùng nhu cầu tìm kiếm niềm vui sẽ lên tiếng” Tôi chịu đựng thế đủ rồi. Tôi muốn
được chú ý”, và nó bắt đầu vùng vẩy, thậm chí hủy hoại các thành quả mà bạn đã
tại dựng trước đó.
Ngược lại, nếu bạn chỉ biết tiêu xài và tiêu xài, thì
không những bạn không bao giờ giàu lên được, mà phần trách nhiệm trong con người
bạn rốt cuộc cũng sẽ tạo ra các tình huống làm bạn thậm chí không thể tận hưởng
những thứ mà bạn chi tiền để được, và đôi lúc bạn còn mang nặng mặc cảm tội lỗi.
Cảm giác ấy sẽ thôi thúc, khiến bạn tiêu xài quá độ một cách vô thức như một
cách thể hiện cảm xúc của mình. Mặc dù trước mắt bạn cảm thấy dễ chịu đôi chút,
nhưng rồi bạn cũng sẽ quay về với cảm giác có lỗi và xấu hổ. Đây là một vòng lẫn
quẩn, và cách duy nhất để thoát ra là bạn phải học cách quản lý tiền của mình một
cách hiệu quả.
Tài khoản Hưởng thụ của bạn chủ yếu được sử dụng để nuông
chiều chính bạn, để làm những việc mà bình thường bạn không hay làm, chẳng hạn
như đi ăn uống tại nhà hàng và gọi một chai vang ngon nhất, hoặc thuê một chiếc
du thuyền suốt cả ngày, hay thuê phòng khách sạn hạng sang để tận hưởng một đêm
đắm chìm trong niềm vui và sự xa hoa. Quy tắc của tài khoản này là nó phải được
“ giải ngân” mỗi tháng. Đúng thế! Mỗi tháng bạn phải tiêu một số tiền trong tài
khoản đó theo cách sẽ khiến bạn cảm thấy mình giàu có!
Cách duy nhất mà đa số chúng ta tiếp tục làm là vui chơi
để đền đáp lại những nỗ lực của chúng ta. Tài khoản này cũng được thiết kế để
cũng cố khả năng” đón nhận” của bạn, đồng thời khiến việc quản lý tiền trở nên
thú vị và vui thích hơn.
Bên cạch Tài khoản Hưởng thụ và Tài khoản Tự do tàichính, tôi khuyên bạn tạo ra bốn tài khoản khác nữa, đó là:
10% cho các tài khoản tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu.
10% cho tài khoản Giáo dục, học hành.
10% cho tài khoản nhu cầu yếu phẩm.
10% cho tài khoản phụ.
Người nghèo cho rằng tất cả phụ thuộc vào thu nhập, nghĩa
là bạn phải kiếm được rất nhiều tiền mới có thể trở nên giàu có. Đó là cách
nghĩ quá đơn giản! trên thực tế, nếu bạn quản lý tiền của mình theo cách tôi hướngdẫn, bạn hoàn toàn có khả năng tự do về tài chính chỉ với khoản thu nhập tươngđối thấp. Nếu bạn không biết quản lý tiền, bạn sẽ không bao giờ được tự do vềtài chính, kể cả khi bạn có mức thu nhập cao ngất.
Tóm lại, hoặc bạn kiểm soát tiền, hoặc tiền kiểm soát bạn.
Để kiểm soát được tiền, bạn phải quản lý được nó.
Quy tắc Thịnh Vượng số 32: Thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền bạn đang có.